
Mục lục bài viết
1. Tội làm nhục người khác theo luật hình sự
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người đang thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
>> Xem thêm: Viết nội dung đơn tố cáo hành vi đe dọa sức khỏe, tính mạng như thế nào ?
2. Làm nhục người khác xử lý như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Về các yếu tố cấu thành của tội làm nhục người khác chúng tôi đã đưa ra như ở trên đây, về việc người bị hại đã rút đơn thì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
>> Xem thêm: Tội xâm phạm đến sức khỏe danh sự và nhân phẩm bị phạt như thế nào ?
3. Khi nào truy tố về tội làm nhục người khác ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự : 1900.6162
Trả lời:
Em chồng bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ- CP: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác...”
-> Như vậy em chồng bạn có thể bị xử phạt hành chình về hành vi này.
Tuy nhiên nội dung bạn đưa ra chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận được rằng nó có nằm trong tội nào khác hay không ví dụ như có phải tội bức tử hay không ? dẫn đến cái chết của các con bạn vì thế bạn cũng có thể tham khảo thêm về tội bức tử?
>> Xem thêm: Phát tán ảnh nóng và xúc phạm nhân phẩm người khác lên mạng sẽ bị xử lý như thế nào ?
4. So sánh tội vu khống khác với tội làm nhục người khác ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
STT | Nội dung | Tội làm nhục người khác | Tội vu khống |
1 | Cơ sở pháp lý | Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 | Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 |
2 | Khái niệm |
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
|
Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc Loan Truyền những điều mà mình biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự Hoặc gây ra thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
|
3 | Mặt chủ thể |
Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
|
Chủ thể của tội vu khống là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
|
4 | Mặt khách thể |
Hành vi phạm tội lưu trên xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác.
|
Hành vi nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
|
5 | Mặt chủ quan |
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
|
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
|
6 | Mặt khách quan |
Mặt khách quan của tội tội làm nhục người khác được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác dưới các hình thức sau:
Thể hiện bằng lời nói: như sỉ nhục khóa mạng chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu nhầm vào nhân cách, danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.
Đặc trưng của các hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:
– Có hành vi bị đặt những điều biết rõ là sai sự thật, nhầm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
– Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự Hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của. Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội Tuy không bị đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là sai sự thật việc biết rõ điều mình lan truyền là sai sự thật là dấu hiệu bắt buộc nhưng vẫn non truyền điều bịa đặt đó ( như lỗi cho người khác biết đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
– Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bị đặt ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước như: công an, viện Kiểm sát.., Mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
Dấu hiệu khác. Có một trong các hậu quả sau:
– Xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác thì hậu quả thả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
|
>> Xem thêm: Nói xấu người khác trên facebook bị xử lý như thế nào ? Mức phạt xâm phạm danh dự
5. Tư vấn xử lý hành vi làm nhục người khác do hiểu nhẩm ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;c) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy bạn có quyền yêu cầu bên kia bồi thường cho bạn một khoản tiền theo đúng quy định của pháp luật như đã nói ở trên.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Tư vấn về Tội vu khống, bôi nhọ danh dự làm hạ thấp uy tín cá nhân, Doanh nghiệp ?
Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Cấu thành tội phạm hình thức là gì?
Trả lời:
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…..
Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) (2). Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 – 84, 86-91, 133, 134… Bộ luật hình sự.
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Câu hỏi: Phân tích mặt khách quan của tội làm nhục người khác?
Trả lời:
Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tọi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
Câu hỏi: Làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?
Trả lời:
Bạn có thể báo cáo với chính quyền địa phương như cơ quan công an, ủy ban nhân dân các cấp để được can thiệp kịp thời. Khi đó, họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các lỗi tương ứng, nếu hành vi vi phạm của họ có tính chất nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu của tội phạm thì cũng có thể bị xử lý hình sự.
source https://luatminhkhue.vn/toi-lam-nhuc-nguoi-khac-theo-luat-hinh-su.aspx
COMMENTS